Hôm nay mình sẽ viết tiếp bài 2 loạt bài lập trình C cơ bản:
I.Hàm printf
Là hàm kết xuất dữ liệu được định dạng.
*Cú pháp
printf ("chuỗi định dạng"[, đối mục 1, đối mục 2,…]); 
Chú ý: Khi sử dụng hàm phải khai báo tiền xử lý #include <stdio.h>
- printf: tên hàm, phải viết bằng chữ thường.
- đối mục 1,…: là các mục dữ kiện cần in ra màn hình. Các đối mục này có thể là biến, hằng hoặc biểu thức phải được định trị trước khi in ra.
- chuỗi định dạng: được đặt trong cặp nháy kép (" "), gồm 3 loại:
+ Đối với chuỗi kí tự ghi như thếnào in ra giống như vậy.
+ Đối với những kí tự chuyển đổi dạng thức cho phép kết xuất giá trị của các đối mục ra màn hình tạm gọi là mã định dạng. Sau đây là các dấu mô tả định dạng:
%c : Ký tự đơn
%s : Chuỗi
%d : in số ra kiểu int
%f : in số ra kiểu float
%e : Số chấm động (ký hiệu có số mũ)
%g : Số chấm động (%f hay %g)
%u : Số nguyên thập phân không dấu(unsigned)
%x : in ra số ở dạng cớ số 16
%o : in ra số ở dạng cơ số 8
l : Tiền tố dùng kèm với %d, %u, %x, %o để chỉ số nguyên dài (ví dụ%ld)
+ Các ký tự điều khiển và ký tự đặc biệt
\n : Nhảy xuống dòng kế tiếp canh về cột đầu tiên.
\t : Canh cột tab ngang.
\r : Nhảy về đầu hàng, không xuống hàng.
\a : Tiếng kêu bip.
\\ : In ra dấu \
\" : In ra dấu "
\' : In ra dấu '
%%: In ra dấu %
Ví dụ 1
Code:
printf("Bai hoc C dau tien. \n"); /* Bai hoc C dau tien la chuoi ki tu,
                                                                    \n la ki tu dieu khien xuong dong */
Ví dụ 2
giả sử có biến i=6 in ra màn hình giá trị của biến i ta viết
Code:
printf("so ban nhap la : %d.",i);
Ví dụ 3:
giả sử có biến a=4 b=5 in ra a+b,a,b ta có dòng code
Code:
printf("tong cua 2 so %d va %d la %d.",a,b,a+b);
Ví dụ 4: sửa lại ví dụ 3 như sau

Code:
 printf("Tong cua 2 so %5d va %3d la %1d . \n", a, b, a+b);
ta có 5,3,1 là bề rộng trường
kết quả màn hình sẽ là
[​IMG]
Ví dụ 6: sửa lại ví dụ 5
Code:
printf("Tong cua 2 so %-5d va %-3d la %-1d . \n", a, b, a+b);
kết quả in ra màn hình
[​IMG]
*Dấu trừ trước bề rộng trường sẽ kéo kết quả sang trái 
**Bề rộng trường bao gồm: phần nguyên, phần lẻ và dấu chấm động
II.Hàm scanf
Là hàm định dạng khi nhập liệu.
*Cú pháp
scanf ("chuỗi định dạng"[, đối mục 1, đối mục 2,…]);
Chú ý :Khi sử dụng hàm phải khai báo tiền xử lý #include <stdio.h>

- scanf: tên hàm, phải viết bằng chữ thường.
- khung định dạng: được đặt trong cặp nháy kép (" ") là hình ảnh dạng dữ liệu nhập vào.
- đối mục 1,…: là danh sách các đối mục cách nhau bởi dấu phẩy, mỗi đối mục sẽ tiếp nhận giá trị nhập vào.
Ví dụ 1:
Code:
scanf("%d", &i); /* &i: đối mục 1
                                                            %d: mã định dạng */
==>Nhập vào 12abc, biến i chỉ nhận giá trị 12. Nhập 3.4 chỉ nhận giá trị 3.
Ví dụ 2:

Code:
scanf("%d%d", &a, &b);
==> Nhập vào 2 sốa, b phải cách nhau bằng khoảng trắng hoặc enter.
Ví dụ 3:

Code:
scanf("%d/%d/%d", &ngay, &thang, &nam);
==>Nhập vào ngày, tháng, năm theo dạng ngay/thang/nam (20/12/2002)
Ví dụ 4:

Code:
scanf("%d%*c%d%*c%d", &ngay, &thang, &nam);
==>Nhập vào ngày, tháng, năm với dấu phân cách /, -,…; ngoại trừsố.
Ví dụ 5:

Code:
scanf("%2d%2d%4d", &ngay, &thang, &nam);
==>Nhập vào ngày, tháng, năm theo dạng dd/mm/yyyy
Bài hôm nay chúng ta kết thúc ở đây..bắt đầu từ bài này mình sẽ đưa ra một số bài tập đơn giản để mọi người cùng làm. Mọi người làm và comment ở dưới nhé, code cho vào thẻ code nha
Bài tập 
1. Viết chương trình đổi một số nguyên hệ 10 sang hệ 8 và hệ 16.
2. Viết chương trình đọc và 2 số nguyên và in ra kết quả của phép (+), phép trừ(-), phép nhân (*), phép chia (/). Nhận xét kết quả chia 2 số nguyên.
3 Viết chương trình nhập vào bán kính hình cầu, tính và in ra diện tích, thể tích của hình cầu đó.
0 Comments
G+ Comments
Comments

0 comments:

Post a Comment

 
Top

Nhận xét mới đăng tải!

Loading…
X