Bài đăng lên diễn đàn khác,vui lòng ghi rõ nguồn:Ksec.info
Tổng hợp các bài chia sẻ về java xem tại đây
Nhắc lại bài trước:Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về việc cài đặt các công cụ java và chạy chương trình java đầu tiên (xem lại)
Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về các kiểu dữ liệu trong java.Biến,hằng và cách khai báo
1.Kiểu dữ liệu trong java
1.1.Kiểu dữ liệu cơ bản (kiểu dữ liệu nguyên thủy)
- Boolean (1bit)
- Byte (8 bit)
- Char (16 bit)
- Short (16 bit)
- int (32bit)
- Long (64 bit)
- Float (32 bit)
- Double (64 bit)
Boolean là kiểu dữ liệu lý luận (đúng /sai)
- Nhận giá trị true hoặc false
- Giá trị mặc định là false
Char là kiểu kí tự
- Ví dụ như 'a','b','c'...'A','B','C'...'$'...
- Giá trị mặc đinh là null
Kiểu số nguyên
Kiểu số thực
1.2.Kiểu dữ liệu mở rộng
- Array
- Class
-Interface
Các kiểu dữ liệu này chúng ta sẽ tìm hiểu trong các bài sau
1.3.Ép kiểu
1 kiểu dữ liệu này có thể được chuyển đổi thành kiểu dữ liệu khác
Ép kiểu là khi ta muốn chuyển từ kiểu dữ liệu này sang kiểu dữ liệu khác
ví dụ :
Code:
float c=34.1214113f int b=(int) c +10;
2.Biến
2.1.Định nghĩa
- Biến là vùng nhớ dùng để lưu trữ các giá trị của chương trình
- Tên biến chỉ được bắt đầu bằng một kí tự (chữ), hoặc một dấu gạch dưới , hoặc một kí tự dollar
- Không có khoảng trắng giữa tên
- Bắt đầu từ kí tự thứ hai, có thể dùng các kí tự (chữ), chữ số, dấu dollar, dấu gạch dưới
- Không trùng với các từ khoá
- Có phân biệt chữ hoa chữ thường
ví dụ:ksec,_Ksec,$ksEc,__$Ksec_$.....
2.2.Khai báo
Cấu trúc: <Kiểu dữ liệu> <Tên biến> [= Giá trị];
Trong <> là bắt buộc phải có
Trong [ ] bạn có thể có hoặc không
Ví dụ
Code:
int i; int i=5; char a; char a='a';
Code:
int i =5;
Code:
int i; i=5;
3.Hằng
3.1.Định nghĩa
- Hằng là một giá trị bất biến trong chương trình
-Tên hằng được đặt theo qui ước giống như tên biến.
3.2.Khai báo
Cấu trúc: final <Kiểu dữ liêu> <Tên hằng> = <Giá trị>
Ví dụ
Code:
final int i=100; final char a='a';
Với các kiểu như long,float,double bạn cần phải thêm hậu tố tương ứng vào sau giá trị biến
Long:thêm l hoặc L
Float:thêm f hoặc F
Double:thêm d hoặc D
Ví dụ
Code:
final long l=100l; final float f=34.123F; final double d=12.1213d;
Thực hành
Sau khi học xong lý thuyết chúng ta nên thực hành để có thể nắm bắt ngay được kiến thức,ban đầu có thể bạn sẽ cảm thấy phân này là dễ và nhàm chán.Tuy nhiên nó sẽ giúp bạn chắc kiến thức để học những phần sau
Bài 1.Chỉ ra tên biến,hằng đúng và sai trong các tên sau:java,_ksec,5sao,_4sao,*ke$ec,&rob0t,M_U^^,Bai_tAp,xE&Hoi,bong%da
Bài 2.Khai báo 1 biến kiểu int và 1 biến kiểu char,in giá trị 2 biến ra màn hình.
Bài 3.Khai báo hằng kiểu float,double,long.In giá trị hằng đó ra màn hình.
Xem tiếp:Bài 4: Mảng trong java
0 comments:
Post a Comment